Liên Hệ Chúng Tôi

Blog Chia Sẻ Những Kiến Thức Hữu Ích Dành Cho Tất Cả Mọi Người

Hiển thị các bài đăng có nhãn cam-nang-kinh-doanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cam-nang-kinh-doanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chiến lược khởi nghiệp dành cho người không có vốn

Việc khởi nghiệp đang khiến bạn háo hức và sẵn sàng mạo hiểm, ví dụ như bỏ công việc hiện tại và không quan tâm tới thu nhập cá  nhân trong một khoảng thời gian tới. Tuy nhiên, có một chướng ngại đang cản trở bạn: không có vốn.

Nhìn bề ngoài, đây dường như là vấn đề nổi cộm nhất, tuy nhiên việc thiếu vốn cá nhân sẽ không thể ngăn cản bạn theo đuổi ước mơ của mình. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có khả năng xây dựng và phát triển doanh nghiệp mà không cần đầu tư tài chính cá nhân – nếu như bạn biết cách.

Bạn có thể xây dựng và phát triển doanh nghiệp mà không cần đầu tư tài chính cá nhân nếu như bạn biết cách. Ảnh: Entrepreneur

Tại sao một doanh nghiệp lại cần tiền

Trước tiên, hãy tìm hiểu lí do vì sao một doanh nghiệp trước hết phải có tiền. Không có bất cứ một con số chung duy nhất nào hết mà mỗi loại hình sẽ đòi hỏi một số vốn nhất định khác nhau. Quan trọng là việc bạn phải ước tính được bạn cần bao nhiêu tiền trước khi tìm các huy động vốn từ các quỹ khác nhau. Hãy cân nhắc các yếu tố sau đây:

Giấy phép: Tùy thuộc vào từng khu vực địa lý, bạn có thể phải xin công văn hoặc giấy phép cho phép thành lập doanh nghiệp.

Các nguồn cung ứng: Bạn muốn mua các nguyên liệu thô phải không? Bạn cần máy tính cho văn phòng hay các thiết bị phụ trợ khác chứ?

Thiết bị: Bạn có cần các loại máy hay phần mềm chuyên dụng không?

Văn phòng công ty: Chi phí dành cho mặt bằng khá lớn và tất nhiên, bạn không thể bỏ qua những thứ như mạng internet hay chi phí hạ tầng.

Hiệp hội, thành viên, đăng ký: Những ấn phẩm hoặc liên kết nào bạn đăng kí theo dõi mỗi tháng?

Chi phí vận hành: Cân nhắc tất cả mọi chi phí từ lớn đến bé, và đừng quên chi phí marketing

Chi phí pháp lí: Bạn có thê luật sư tư vấn cho quá trình mở rộng doanh nghiệp hay không?

Nhân viên và nhà thầu: Nếu bạn không thể tự làm mọi thứ một mình, bạn sẽ cần thuê một số biên chế nhất định.

Với những khoản chi phí đã nêu ra ở trên, bạn có hai cách để khởi nghiệp với số vốn ít ỏi: hoặc giảm thiểu chi phí, hoặc kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Bạn sẽ có ba sự lựa chọn sau đây:

Lựa chọn thứ nhất: Cắt giảm nhu cầu

Lựa chọn đầu tiên là thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng giảm thiểu các nhu cầu như đã liệt kê ở trên. Ví dụ, nếu dự định mở một công ty chuyên về đào tạo cá nhân, bạn có thể giảm chi phí “nhân công” bằng việc trở thành nhân viên duy nhất ngay từ khi bắt đầu. Nếu bạn không nhất thiết cần văn phòng, hãy làm ngay tại nhà. Bạn thậm chí còn có thể tự tìm kiếm các nguồn cung rẻ hơn, hoặc cắt giảm các dòng sản phẩm ngốn nhiều chi phí sản xuất ngay từ đầu.

Tuy nhiên, có một số chi phí mà bạn không thể tránh được. Chi phí pháp lý và xin giấy phép có thể khiến bạn đau đầu ngay cả khi đã cắt bỏ các chi phí còn lại. Theo Cơ quan Quản lý doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA), một số doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp với số vốn nhỏ hơn 3.000 USD, và những chi nhánh gia đình thậm chí còn ít hơn khi chưa tới 1.000 USD.

3 Cách Khởi Nghiệp Kinh Doanh Khi Ít Vốn

Lựa chọn thứ hai: Tự mình vươn lên

Lựa chọn thứ hai gợi lên ý tưởng về thời kì “khởi động” dành cho doanh nghiệp. Thay vì bắt đầu với mô hình kinh doanh đầy đủ, bạn có thể lựa chọn từ những thứ cơ bản nhất. Bạn có thể khai trương một blog hay dịch vụ với quy mô nhỏ, giảm thiểu phạm vi khách hàng và lợi nhuận để đạt được bước đầu thuận lợi. Nếu bạn bắt đầu với việc tự mình làm chủ, bạn sẽ né được chi phí ban đầu lớn nhất (trong số đó có lợi thế về thuế).

Một khi đã thu về được lợi nhuận nhất định, bạn có thể tái đầu tư cho bản thân và xây dựng mô hình kinh doanh bạn mong muốn, từng bước một hơn là tất cả ngay từ lúc bắt đầu.

Lựa chọn thứ ba: Nguồn lực bên ngoài

Lựa chọn thứ ba có liên quan tới việc huy động vốn từ các nguồn lực bên ngoài. Có rất nhiều cách để tăng số lượng vốn – ngay cả khi bạn không có nhiều tiền. Dưới đây là các nguồn bạn có thể tham khảo:

Bạn bè và gia đình: Đừng bỏ qua khả năng giúp đỡ từ bạn bè và gia đình, kể cả khi bạn có khả năng kiếm được từ các nguồn khác.

Các nhà đầu tư “thiên thần”: Các nhà đầu tư thiên thần là những cá nhân giàu có và ủng hộ các ý tưởng kinh doanh ngay từ khi mới chớm nở. Họ thường đầu tư để đổi lấy sở hữu một phần công ty, một quyết định mà họ cho là đáng để hy sinh.

Các nhà đầu tư mạo hiểm: Các nhà đầu tư mạo hiểm khá giống các nhà đầu tư “thiên thần”, chỉ khác ở chỗ thông thường đây là các đối tác hoặc tổ chức có xu hướng chú trọng vào các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển.

Kêu gọi vốn cộng đồng: Hình thức này phổ biến vì lý do: với một ý tưởng tốt và khả thi, bạn có thể thu hút đầu tư từ bất kì nơi đâu.

Các khoản vay và tài trợ từ chính phủ: Cơ quan Quản lý doanh nghiệp nhỏ ra đời với mục đích duy nhất là trợ giúp các doanh nghiệp quy mô nhỏ phát triển. Các tổ chức này sẽ cung cấp các khoản vay và tài trợ cho dự án khởi nghiệp của bạn.

Vay ngân hàng: Bạn luôn có thể mở một tài khoản vay ở ngân hàng nếu như tín dụng của bạn ở trạng thái tốt.

Với một hoặc hơn 3 tùy chọn trên, bạn sẽ có khả năng cắt giảm đầu tư tài chính cá nhân tới mức nhỏ nhất. Bạn có thể sẽ phải hy sinh nhiều thứ, ví dụ như việc trở thành một đối tác quy mô nhỏ và sẵn lòng nhận mọi việc hay nợ nần. Tuy nhiên, nếu bạn có niềm tin với ý tưởng kinh doanh của mình, không thất bại nào có thể cản bước bạn.

(Theo Entrepreneur, Vnexpress)

Share:

CHUNG CƯ 10 NĂM Ở TP.HCM VẪN ĐƯỢC CHUỘNG VÌ GIÁ NHÀ MỚI QUÁ CAO

 Sống và làm việc tại phường Bến Nghé, quận 1 được hơn 3 năm sau khi trở về từ nước ngoài, chị Thùy Trang (31 tuổi) quê Quảng Nam có kế hoạch sẽ định cư ở TP.HCM.

"Sau gần 2 năm ở trọ, tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc mua nhà tại TP.HCM vì có kế hoạch sinh sống lâu dài tại đây. Còn độc thân, việc tìm kiếm một căn hộ mới phù hợp với điều kiện tài chính mà không quá xa nơi làm việc của tôi là không dễ dàng gì", chị Trang cho biết.

Theo chị, chung cao cấp gần trung tâm như khu vực Bình Thạnh, quận 4, quận 2 thường có giá khá cao dù đã bàn giao nhiều năm do vị trí gần quận 1 và nhiều tiện ích hiện hữu cho những người có nhu cầu sinh hoạt tại trung tâm.

Trong khi đó, những dự án sắp bàn giao hoặc bàn giao trong 1 năm tới có giá rất cao lên đến hơn 100 triệu đồng/m2 ở sát trung tâm hay 40-60 triệu đồng/m2 với các dự án tại quận 7, Tân Phú, Bình Chánh...

mua chung cu cu TP.HCM anh 2

Một số dự án căn hộ mới bàn giao tại các quận trung tâm có giá giao dịch vượt mốc 70 triệu đồng/m2. Ảnh: Quỳnh Danh.

Giá nhà mới ngày càng đắt đỏ

Sau khi cân nhắc nhiều dự án bàn giao trong khoảng 4 năm trở lại, chị quyết định mua một căn hộ 1 phòng ngủ tại dự án Vista Verde (Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) với giá khoảng 2,9 tỷ đồng.

"Khu chung cư đã được đưa vào sử dụng được gần 4 năm nhưng các tiện ích vẫn còn khá mới, có thể chuyển vào ở ngay. Quan trọng là với khoản tiền này, đây là lựa chọn khá hợp lý với vị trí không quá xa và căn hộ chất lượng tốt", chị Trang nói thêm.

Nhiều người trẻ thuộc độ tuổi từ 25-35 tuổi sinh sống tại khu trung tâm TP như chị Trang đang ngày càng khó sở hữu căn nhà đầu tiên do nguồn cung nhà ở vừa túi tiền và phân khúc căn hộ trung cấp ở các quận nội thành ngày càng ít ỏi.

Theo quan sát, trong năm 2020, phân khúc căn hộ nhà ở cho thuê diễn ra khá ảm đảm do trong giai đoạn 2018 đến nay, các dự án mới bàn giao khá nhiều ở khu vực trung tâm như quận 2, Bình Thạnh... Tuy nhiên, dưới tác động của Covid-19, thu nhập của người thuê nhà bị ảnh hưởng nặng, từ đó khiến nhu cầu thuê tại các dự án chung cư mới, chung cư cao cấp giảm hẳn.

Ngược lại, việc mua bán căn hộ thứ cấp lại diễn biến rất sôi động, có thể thấy rõ xu hướng này tại một số khu vực tại khu Đông như Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) hay các dự án trên trục đường Nguyễn Hữu Cảnh (Bình Thạnh). Thậm chí, thị trường vẫn ghi nhận có giao dịch tại các dự án đã bàn giao gần 10 năm như Saigon Pearl, The Manor...

mua chung cu cu TP.HCM anh 3

Các dự án đã bàn giao từ 4-5 năm thường nằm trong những khu dân cư hiện hữu với nhiều tiện ích, tiện nghi. Ảnh: Phạm Ngôn.

Có thể bạn quan tâm: Du lịch đừng quên checklist những món đồ không thể thiếu này nhé

Theo khảo sát của Zing, các dự án căn hộ mới mở bán tại TP.HCM trong năm 2020 tiếp tục tăng cao. Khu vực quận 9 xuất hiện phân khúc căn hộ giá 65-68 triệu đồng/m2, quận Thủ Đức đã có những căn hộ 65-70 triệu/m2, giá căn hộ khu Nhà Bè lên đến 53-55 triệu đồng/m2... Số lượng các dự án căn hộ mới phân khúc dưới 2 tỷ đồng ngày càng trở nên khan hiếm.

Thống kê của DKRA Việt Nam cho thấy nguồn cung mới và lượng tiêu thụ căn hộ tại TP.HCM tiếp tục có xu hướng giảm kéo dài từ 2019. Các sản phẩm ở phân khúc cao cấp tiếp tục dẫn đầu thị trường trong khi nhóm căn hộ bình dân vắng bóng. Trong 3 năm qua, giá nhà thứ cấp tại các dự án thuộc quận trung tâm cũng ghi nhận mức độ tăng giá cao do nguồn cung mới tại các khu vực này hạn chế.

Anh Linh, (32 tuổi) hiện là chuyên viên tư vấn đầu tư làm việc tại phường Bến Thành (quận 1) chia sẻ anh và không ít đồng nghiệp cùng độ tuổi, chuẩn bị lập gia đình đang tìm đến các dự án tại các khu vực quận 2, Bình Thạnh, quận 4, quận 8, quận 7 hay quận 10 bàn giao trong giai đoạn 2015-2016.

Sẵn sàng mua căn hộ cũ F4, F5

"Đây là những khu vực có thời gian di chuyển khoảng 15-30 phút về trung tâm TP và mức giá ở mức độ phù hợp. Chúng tôi chỉ cần một sản phẩm chất lượng tốt, thuận tiện trong việc di chuyển và phù hợp với khả năng tài chính, dù có thể đã bàn giao vài năm và giá chênh vài trăm cho đến hơn 1 tỷ đồng so với giá ban đầu của chủ đầu tư", anh Linh phân tích.

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Trọng Thức, Phó giám đốc, phụ trách nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển CBRE Việt Nam, cho rằng nhìn vào nguồn cung căn hộ sơ cấp trong năm 2020, có thể thấy một trong những lý do khiến cho thị trường thứ cấp trở nên sôi động hơn là vì các dự án mới mở bán có vị trí khá xa trung tâm, từ 20-25 km hoặc đã lan ra đến các khu vực vùng ven như Bình Dương, Long An...

Trong khi đó, mặt bằng giá tại các khu vực như Thủ Đức, quận 9 đã nâng lên đến 55-60 triệu đồng/m2, tương đương với các dự án cũ trong trung tâm. "Trước đây, theo đánh giá của CBRE, khu vực Thủ Thiêm là xuất hiện một vài dự án căn hộ cao cấp của TP.HCM. Tuy nhiên, đến nay các dự án được phát triển tại đây đều là các dự án hạng sang, giá bán chạm mốc 7.000 USD/m2", ông Nguyễn Trọng Thức nói thêm.

Thêm nữa, ông phân tích tác động của dịch bệnh Covid-19 lên nhiều lĩnh vực kinh doanh khiến điều kiện tài chính của không ít nhà đầu tư trong thị trường căn hộ trở nên khó khăn. Họ buộc phải thoái vốn, bán tài sản để cân tối bài toán tài chính, từ đó dẫn đến nguồn cung của thị trường thứ cấp tăng lên với mức giá phải chăng hơn tư 5-10%.

Liên quan đến việc các sản phẩm đã bàn giao hơn 5 năm vẫn được ưa chuộng, ông cho biết nhóm khách hàng chính của thị trường thứ cấp tại TP.HCM chiếm phần lớn là những người mua có nhu cầu ở thực với tâm lý chờ dự án hoàn thiện, đến xem tận mắt và kiểm tra các dịch vụ của dự án, nếu phù hợp mới xuống tiền mua dù chấp nhận là F4, F5...

"Có thể thấy một trong những vấn đề khi mua các chung cư đã bàn giao từ lâu, người mua nhà phải chấp nhận việc thời gian tuổi thọ dự án bị rút ngắn, ảnh hưởng đến giá trị tài sản sau này", ông Thức phân tích.

"Tuy nhiên, một trong những điểm cộng của các dự án đã bàn giao từ 5-10 năm là nằm trong khu vực dân cư đã hình thành với nhiều tiện ích, dịch vụ hoàn chỉnh. Đây là hai lực ngược chiều nhau, tuy nhiên nếu tiện ích khu vực đủ lớn hoặc có vị trí tốt vẫn sẽ giúp giá nhà thị trường thứ cấp tăng", ông Thức lý giải.

Mặc dù vậy, ông nhấn mạnh làn sóng đầu tư căn hộ tại Việt Nam mới chỉ diễn ra từ khoảng 2007-2008, như vậy thị trường vẫn chưa phải giải qua giai đoạn cần giải quyết các chung cư cũ có tuổi đời hơn 40. Người Việt Nam khi mua các sản phẩm chung cư được sở hữu lâu dài, tuy nhiên tuổi thọ của các tòa nhà này thường chỉ khoảng 50 năm sẽ bắt đầu xuống cấp, cần phải đưa ra giải pháp tái đầu tư.

Share:

FANPAGE

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

CATEGORY

Chat: